Xoắn khuẩn giang mai là gì? Cách gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai

Lượt xem: 4700

Xoắn khuẩn giang mai

Giang mai hay còn gọi là bệnh hoa liễu. Bệnh lây từ người qua người chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Bệnh do xoắn khuẩn nhạt, tên là Treponema pallidum - xoắn khuẩn giang mai gây nên. Đây là một loại xoắn khuẩn đặc trưng được phát hiện vào khoảng những năm đầu của thế kỷ thứ 19.

Xoắn khuẩn giang mai

Bài viết có thể bạn quan tâm
Khám phụ khoa ở đâu tốt tại Hà Nội hiện nay

Xoắn khuẩn giang mai là gì?

Ở Bacrcelona (Tây Ban Nha) từ năm 1494 đã xuất hiện một loại bệnh nặng, tiến triển nhanh và lây lan qua đường tình dục (được gọi là bệnh giang mai). Rồi bệnh nhanh chóng lan sang các nước Pháp, Hy Lạp, Đức và nhiều quốc gia phương Tây khác. Đến năm 1905 (hơn 400 năm kể từ lần đầu tiên bệnh này được công nhận), hai nhà bác học người Đức là Schaudinn và Hoffmann mới tìm thấy vi khuẩn gây ra bệnh này và đặt tên cho nó là Treponema pallium. Xoắn khuẩn được tìm thấy từ vết loét ở bộ phận sinh dục của một người bệnh.

Đến năm 1906, Warsserman áp dụng phản ứng kết hợp bổ thể của Bordet và Gengou để chẩn đoán thành công huyết thanh giang mai. Đây được cho là một bước ngoặt trong ngành y tế thời bấy giờ.

Năm 1949, Nelson và Mayer đưa ra phản ứng bất động xoắn khuẩn.

 

Xoắn khuẩn giang mai có hình dạng như thế nào?

Hình thể

Xoắn khuẩn giang mai có hình xoắn lò so, thường có 8 - 11 vòng xoắn lượn đều và sát nhau, mềm mại, di động được, kích thước 5 - 15 x 0,1 - 0,3mm. Có thể thấy rõ hình thể của vi khuẩn trên kính hiển vi nền đen. Xoắn khuẩn giang mai không có vỏ, không sinh bào tử. Ngoài hình thể thông thường thì còn có thể gặp xoắn khuẩn hình "hạt". Trên kính hiển vi điện tử sẽ quan sát thấy bộ máy vận động có 3 sợi nhỏ xoắn ngược chiều bao quanh tế bào.

Phương thức sinh sản

Sinh sản bằng cách chia đôi theo chiều ngang, khoảng 30 giờ/ 1lần. Khi trưởng thành thì rất dài, gập lại thành hình chữ V và đứt đôi.

Khó bắt màu, thường nhuộm Giemsa (thấy màu hồng nhạt nên gọi là pallidum) hoặc nhuộm tím metyl, nhuộm Fontana - Tribondeau (xoắn khuẩn màu nâu đen). Gram âm.

Là loại vi khuẩn kỵ khí rất khó nuôi, đến nay thì các nhà khoa học vẫn chưa nuôi cấy được xoắn khuẩn trong môi trường nhân tạo. Hiện nay, cách giữ tốt nhất vẫn là tiêm xoắn khuẩn vào tinh hoàn của thỏ. Trong môi trường sống dư của Nelson xoắn khuẩn có thể sống được từ 42 - 78 giờ.

Xoắn khuẩn có sức đề kháng rất yếu , dễ chết khi ra khỏi cơ thể động vật. Chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố lý hoá như oxy không khí, nhiệt độ, iốt, thuỷ ngân và asen.... Đặc biệt nhạy cảm với sự biến đổi nồng độ pH. Xà phòng và thuốc sát trùng thông thường có thể diệt được xoắn khuẩn một cách dễ dàng. Nhiệt độ cao khô và hanh làm xoắn khuẩn dễ chết (42oC/ 30phút). Nhiệt độ thích hợp của xoắn khuẩn là 30 - 37oC. Vi khuẩn chịu lạnh tốt: 4oC/24 - 28 giờ, ở -30oC/ 4 - 5 ngày, -78oC vi khuẩn sống được nhiều năm và vẫn còn khả năng gây bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai chịu tác động của nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau.

Cấu tạo xoắn khuẩn giang mai

Cách lây bệnh của xoắn khuẩn giang mai

Cơ chế gây bệnh ở động vật

Trên thực nghiệm, xoắn khuẩn giang mai gây bệnh cho khỉ giống như gây bệnh ở người. Động vật hay được dùng làm thí nghiệm với bệnh này là thỏ, nhưng chỉ gây được vết loét tiên phát.

Cơ chế gây bệnh cho người

Trong tự nhiên, xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh cho người và bệnh nhân là nguồn  trữ mầm bệnh duy nhất. Người mắc bệnh giang mai chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp qua đường sinh dục. Có thể lây ngoài đường sinh dục nhưng ít gặp như lây qua hôn, bú sữa, qua vết xước ở da, qua truyền máu. Vấn đề lây gián tiếp qua đồ dùng (khăn, chậu, dao, cốc, dụng cụ y tế...) còn đang được bàn luận vì xoắn khuẩn giang mai ra ngoài cơ thể rất chóng chết (chỉ khoảng sau 2 - 4 giờ).

Ở phụ nữ có thai bị giang mai, vi khuẩn qua nhau thai vào thai nhi bắt đầu từ tháng thứ 5: nhiễm trùng xảy ra trong tử cung và bào thai bị chết, bị xẩy hoặc thai nhi ra đời được nhưng chết ngay hay đã có tổn thương dị tật. Có một số trường hợp thai nhi bị lây lúc ra đời khi đi qua đường sinh dục của mẹ, như vậy các tổn thương sẽ xuất hiện sau khi sinh. Bệnh giang mai ở thai nhi gọi là giang mai bẩm sinh. Không có giang mai di truyền.

Thời gian ủ bệnh là từ 1 - 100 ngày. Bệnh giang mai điển hình không chữa tiến triển theo 3 thời kỳ:

Thời kỳ 1: khoảng 3 tuần sau khi bị lây nhiễm (hoặc hơn, thời gian này không cố định mà phụ thuộc nhiều vào sức đề kháng của người bệnh), ở vị trí xoắn khuẩn xâm nhập sẽ xuất hiện vết săng giang mai đó là vết loét cứng, tròn hoặc có hình oval, bờ đều đặn. Khi nặn vết loét sẽ tiết ra một chất dịch có rất nhiều xoắn khuẩn màu trắng đục. Vết săng chủ yếu tập trung ở bộ phận sinh dục. Vào ngày thứ 3 - 5 sau khi xuất hiện tổn thương, sẽ có hạch mọc lên ở vùng lân cận. Thường thì từ 3 - 6 tuần, vết loét sẽ liền sẹo và không để lại dấu vết gì. Nhưng trái lại thì hạch lân cận sưng to trong thời gian dài ngay cả khi bệnh đã được điều trị.

Giai đoạn này vi khuẩn đã vào máu và từ ngày thứ 10 đã có kháng thể, chẩn đoán huyết thanh bắt đầu cho kết quả dương tính.

Thời kỳ 2: xoắn khuẩn có ở khắp cơ thể, ở máu, da và cả niêm mạc. Ở tuần thứ 6 - 8 sau khi xuất hiện săng giang mai thì trên da có những hồng ban đó là những vết dát tròn, nhạt màu, không ngứa. Ở quanh hậu môn, âm đạo, niệu đạo, các tổn thương này to lên, mưng mủ và sùi lên như hình súp lơ hoặc hình quả dâu. Giai đoạn này, các tổn thương ở tuyến nhày ít hơn ở da, nhưng lại có nguy cơ lây nhiễm mạnh vì có nhiều xoắn khuẩn giang mai. Tổn thương là những vết dát sinh dục, màu đỏ, không đau. Xuất hiện ở họng, lưỡi, xung quanh miệng và vùng sinh dục. Nếu không điều trị, các tổn thương ở da và tuyến nhày cũng mất đi sau vài tháng nhưng rất hay tái nhiễm.

Thời kỳ này kháng thể sinh ra nhiều và chẩn đoán huyết thanh cũng cho kết quả dương tính.

Thời kỳ 3: biểu hiện ở nhiều năm sau thời kỳ 1.

Trước kia có khoảng 25% trường hợp bệnh chuyển sang giai đoạn 3. Ngày nay, nhờ các phương pháp phát hiện nhanh và điều trị kịp thời nên rất ít trường hợp chuyển sang thời kỳ này. Trên thực tế hiện nay phân biệt thành hai trường hợp là giang mai sớm và giang mai muộn.

Như các bạn có thể thấy thì bệnh giang mai là một bệnh xã hội có lịch sử khá lâu đời, những biểu hiện do xoắn khuẩn giang mai gây ra đa dạng và phong phú trên toàn cơ thể. Tốc độ lây truyền của bệnh trong cơ thể người chỉ tính bằng giờ và tính đến thời điểm này vẫn chưa có bất kỳ thông báo nào về thuốc kháng sinh. Vì vậy mà cách duy nhất để có thể phòng tránh bệnh là quan hệ tình dục an toàn.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Xoắn khuẩn giang mai là gì? Cách gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  82 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?