Săng giang mai - Củ Giang mai - Giang mai thần kinh - Giang mai tim mạch - Gôm giang mai

Lượt xem: 5543

Săng giang mai - Củ Giang mai - Giang mai thần kinh - Giang mai tim mạch - Gôm giang mai

Bệnh giang mai được liệt vào danh sách bệnh xã hội nguy hiểm. Do bệnh có tốc độ lan truyền nhanh chóng và có nhiều biến chứng đe dọa tới tính mạng người bệnh. Một bệnh nhân mắc giang mai sau 10 – 20 năm nếu không được chữa trị, hoặc chữa trị mà không triệt để thì hầu hết sẽ bị biến chứng thành các hình thức sau: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch,...

giang mai

Giang mai

Bệnh giang mai được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1409 tại Tây Ban Nha, nhưng phải đến năm 1905 thì 2 nhà khoa học người Đức mới tìm được ra thủ phạm gây bệnh chính là xoắn khuẩn giang mai.

Xoắn khuẩn này có tốc độ phát triển nhanh chóng: nhân đôi 2 phút 1 lần. Vì vậy mà chỉ 1 giờ sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể thì hầu hết các bộ phận đã mang mầm bệnh.

Bệnh giang mai sẽ phát triển theo 3 giai đoạn. Từng giai đoạn lại có những biểu hiện khác nhau. Trong đó, nguy hiểm và khó điều trị nhất phải nói đến giang mai giai đoạn 3. Sau khi đã tấn công và máu, xoắn khuẩn lây lan và tấn công vào hệ thống thần kinh khiến cơ thể người bệnh có thể bị dị dạng.

Săng giang mai là gì

Săng giang mai là triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu tiên. Sau khi bệnh nhân bị lây bệnh khoảng 3 đến 6 tuần lễ thì săng giang mai sẽ xuất hiện.

Biểu hiện của săng giang mai là vết lở loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, có đường kính khoảng từ 0,5 - 2cm, có viền rõ ràng và đều đặn, thường không có bờ, đáy sạch, trơn, bóng láng, màu đỏ như thịt tươi, bóp không thấy đau.

Vị trí xuất hiện săng giang mai thường ở cơ quan sinh dục: quy đầu, rãnh quy đầu thân dương vật, cổ tử cung, âm đạo, môi lớn – môi bé. Ngoài ra, nó cũng có thể xuất hiện ở ngoài cơ quan sinh dục như ở hậu môn, trực tràng, miệng môi, lưỡi, amydal, vú.

săng giang mai, sang giang mai

Săng giang mai

Phát triển của săng giang mai

Nếu như không được phát hiện và điều trị sớm, săng giang mai sẽ phát triển thành xoắn khuẩn giang mai và xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ tình cục không an toàn qua các đường âm đạo, hậu môn, miệng từ các vết xước trên da, niêm mạc rồi gây ra các tổn thương ở toàn bộ mọi nơi trên cơ thể người bệnh như nôi tạng, xương, cơ, niêm mạc, da,... nhất là hệ tim mạch và hệ thần kinh.

Giang mai giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 thường xuất hiện vào khoảng 3, 5, 10,15 năm sau khi có săng giang mai. Các dấu hiệu của giang mai giai đoạn 3 như: Sang thương sâu. Gôm giang mai (củ giang mai) ở da, cơ, xương, nội tạng, tim mạch, thần kinh; không bị nổi hạch. Khi bắt đầu vào giang mai giai đoạn 3 của bệnh, biểu hiện bệnh giang mai có các nổi bật qua 4 giai đoạn sau:

- Giai đoạn thứ nhất cứng: có ít nhất 1 khối rắn, tròn, ranh giới rõ ở d­ưới da, bề mặt da vẫn bình thường (phẳng, không đổi màu).

- Giai đoạn thứ hai mềm: mềm từ nông đến sâu, dính vào da làm da đỏ lên, không di động được.

- Giai đoạn thứ ba lở loét: vỡ mủ sánh, dính như gôm để lại 1 vết loét đứng thành, đáy có mủ lẫn máu. Bờ tròn đều hoặc thành hình cung.

- Giai đoạn thứ tư thành sẹo: mủ cạn, gôm khỏi để lại 1 sẹo nhăn nheo, rúm ró.

Vị trí thường gặp của giang mai giai đoạn 3 là ở mặt, da đầu, mông, đùi, cẳng chân, vùng trên ngực. Ở niêm mạc hay gặp ở miệng, môi,lưỡi, vòm miệng, sinh dục và hầu họng. Ở sinh dục, củ giang mai (gôm giang mai) có thể xuất hiện trên sẹo cũ nên được gọi là “chancre Nedute” không có hạch kèm theo, không tìm thấy xoắn khuẩn. Ở lưõi có thể gặp viêm gôm xơ làm lưỡi to lên, tiến triển mãn tính và có thể biến chứng ác tính.

Củ giang mai - gôm giang mai

Chiếm khoảng 15% tổng số ca mắc bệnh giang mai: Thương tổn ở trung bì, nổi lên thành hình bán cầu có đường kính khoảng 5 - 20mm, giống như hạt đỗ xanh. Các củ giang mai có thể đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám, nhưng thường sắp xếp thành hình nhẫn, hình cung hoặc vằn vèo. Cũng có khi loét ra và đóng vảy tiết đen.

củ giang mai, gôm giang mai

Củ giang mai, gôm giang mai

Củ giang mai rất dễ làm cho gương mặt và thân hình người bệnh bị biến dạng với những khối u nổi lên và thậm chí là biến dạng hộp sọ và lồi mắt.

– Thương tổn khu trú vào da, niêm mạc, cơ bắp, khớp, mắt, hệ tiêu hoá, gan, nội tiết.

- Thương tổn chủ yếu là: Các củ số lượng ít, khu trú ở 1 vùng, không đối xứng hay gặp ở phần trên lưng các chi. Củ nổi cao trên mặy da, tròn, trơn, thâm nhiễm, không đau, đường kính dưới 1cm, hình nhẫn, hình cung, hoặc vòng vèo, lành ở giữa, phát triển ra xung quanh, có khi có vảy như vảy nến.

Giang mai thần kinh

Không phải tất cả bệnh nhân mắc giang mai đều bị giang mai thần kinh. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 6,5% người bệnh bị giang mai sẽ phát triển thành giang mai thần kinh. Nhưng một khi đã bị thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Giang mai thần kinh được nhận biết thông qua biểu hiện: trầm cảm, tâm thần nhẹ, dễ cáu gắt, thường xuyên mất tập trung, hay nhầm lẫn, bị mù 2 bên hoặc 1 bên mắt, cơ thể mất cân bằng và khả năng di chuyển, người bệnh hay bị mệt mỏi, co giật, đau cổ, giảm tầm nhìn và bị tê ngón tay, chân.

Sự phát triển của giang mai thần kinh rất nhanh chóng. Mầm bệnh sẽ ăn sâu vào cột sống khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng, rối loạn bàng quang, tiểu nhiều, khó tiểu. Các triệu chứng này khá giống với bệnh gai cột sống hay đau dây thần kinh tọa.

Một biến chứng nguy hiểm hơn đối với tính mạng bệnh nhân là bệnh giang mai đột quỵ, giang mai thần kinh màng não và suy nhược chức năng thần kinh.

Giang mai tim mạch

Giang mai tim mạch chỉ chiếm khoảng 10% tổng số ca mắc giang mai bao gồm cả nam giới và nữ giới. Thường xảy ra 10 - 30 năm sau khi bị nhiễm bệnh. Các biến chứng thường gặp nhất là phình động mạch, hở động mạch chủ.

Giang mai tim mạch nguy hiểm không kém gì so với giang mai thần kinh.

Giang mai thần kinh, giang mai tim mạch, củ giang mai hoàn toàn không có thuốc đặc trị. Mọi biện pháp chỉ nhằm giảm thiểu tối đa những thương tổn do bệnh gây ra. Ngưởi bệnh cần đề cao tinh thân tránh bệnh cho người thân của mình vì đây là giai đoạn rất nhạy cảm, việc lây nhiễm có thể diễn ra rất nhanh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để không gây thêm gánh nặng cho cơ thể mình.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Săng giang mai - Củ Giang mai - Giang mai thần kinh - Giang mai tim mạch - Gôm giang mai
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  113 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?