Rối loạn kinh nguyệt

Lượt xem: 5480

Rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt khiến cho sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Bởi vì, nó làm cho hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể bị rối loạn. Kinh nguyệt của người phụ nữ bắt đầu xuất hiện khi tới tuổi dậy thì và kết thúc khi vào giai đoạn mãn kinh. Trong những năm tháng này chị em sẽ gặp phải những vấn đề cơ bản như: mất kinh, rong kinh, kinh sớm hay trễ kinh. Chúng được gọi chung là hội chứng rối loạn kinh nguyệt. Vậy tại sao kinh nguyệt rối loạn? do thói quen ăn uống, sinh hoạt hay do mắc bệnh viêm nhiễm nào đó? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài chia sẻ dưới đây.

Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều

Bị rối loạn kinh nguyệt có làm sao không?
Bài viết có thể bạn quan tâm
Đau bụng kinh là gì? Các loại đau bụng kinh

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt thông thường của người phụ nữ kéo dài từ 28 – 32 ngày, giới hạn có thể chấp nhận được là từ 25 – 35 ngày. Khi thời gian này không đúng thì bạn đang có chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
Đã là phụ nữ thì bất kỳ ai cũng mắc rối loạn kinh nguyệt ít nhất 1 lần trong đời. Nói vậy để thấy mức độ phổ biến của chứng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là như thế nào.

Kinh nguyệt không đều có thể do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm chế độ dinh dưỡng không đúng, thời gian nghỉ ngơi ít, do dị tật cơ quan sinh dục bẩm sinh hay do đang mắc các bệnh lý.

Rối loạn kinh nguyệt do đâu?

- Mất cân bằng nội tiết tố: Trong suốt cuộc đời của mình. Người phụ nữ sẽ trải qua nhưng giai đoạn như mang thai, sinh nở, cho con bú, tiền mãn kinh. Mỗi giai đoạn sẽ làm lượng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.

- Thay đổi cân nặng: đột nhiên tăng hay giảm cân cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều sự thay đổi này làm nhiễu loạn mức độ hoormone trong cơ thể và ảnh hưởng tới hành kinh. Tỷ lệ chị em giảm cân mắc kinh nguyệt bị rối loạn nhiều hơn so với chị em tăng cân.

- Rối loạn ăn uống: Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

- Tập thể dục quá nhiều: cũng làm thay đổi sự hoạt động thông thường của cơ thể và khiến kinh nguyệt của chị em không đều.

- Rối loạn tuyến giáp: hoormone tuyên sgiaps có ảnh hưởng tới tốc độ trao dổi chất của cơ thể con người vì thế mà khi tuyến giáp bị rối loạn thì kinh nguyệt cũng theo đó mà bị ảnh hưởng.

- Quá trình cho con bú: Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

- Tuổi dậy thì: 100% chị em khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bị rối loạn kinh nguyệt. Có người bị kéo dài tới 2 năm. Lý do đơn giản là lúc này nội tiết tố trong cơ thể mới được giải phóng nên cần thời gian để ổn định. Kinh nguyệt thất thường lúc này không có gì là đáng sợ. Bạn chỉ cần kiên nhẫn rồi mọi thứ sẽ vào guồng của nó mà thôi.

- Hội chứng đa nang buồn trứng: Nguyên nhân này chiếm khoảng 10% tổng số trường hợp mắc rối loạn kinh nguyệt. Khi bị hội chứng đa nang buồng trứng sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra dẫn đến kỳ kinh nhưng lại không có trứng rụng. Hay còn gọi là giả kinh. Chị em có thể nhận thấy hội chứng này thông qua các dấu hiệu như tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và bị rậm vi – ô – lông.

- Trước khi mãn kinh: Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt bất thường. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

- Căng thẳng: Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

Kinh nguyệt không đều có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của hiện tượng kinh nguyệt không đều tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Với trường hợp mắc đa nang buồng trứng chị em cần hết sức lưu ý, vì căn bệnh này để lâu có thể dẫn đến vô sinh hiếm muốn.Hy vọng những thông tin này sẽ giúp chị em thấy được tầm quan trọng của việc có một kế hoạch sinh hoạt lành mạnh để tránh ảnh  hưởng tới kinh nguyệt của mình.

rối loạn kinh nguyệt

Hiện tượng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt

Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt hay còn gọi là kinh nguyệt không đều ở phụ nữ là biểu hiện của sự mất cân bằng nội tố trong cơ thể. Có thể kinh nguyệt thất thường do thể chất suy nhược, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, môi trường sống... Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ bao gồm các triệu chứng tiêu biểu như sau:

Rong kinh

Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt máu ra nhiều, vón thành từng cục máu nhỏ thường xuyên và kéo dài trên một tuần khiến cho cơ thể bị thiếu máu trầm trọng dẫn đến các hiện tượng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, choáng ngất.

Lượng máu kinh ra ít

Lượng máu kinh ra ít là lượng máu ra dưới 20ml trong mỗi lần có kinh nghĩa là dưới mức bình thường. Mức máu kinh bình thường được tính toán trung bình theo khoa học nằm trong khoảng 60 - 80 ml. Máu kinh bao gồm các chất nhầy, màng rụng niêm mạc tử cung, tế bào chết ở cổ tử cung, âm đạo... được thải ra ngoài theo máu kinh.

Lượng máu kinh ra nhiều

Kinh nguyệt ra nhiều là lượng máu kinh nhiều vượt quá 80ml trong mỗi lần có kinh, ngược lại hoàn toàn với kinh nguyệt ra ít. Kinh nguyệt ra nhiều thường do sự tăng sinh của màng tử cung hoặc các bệnh phụ khoa làm cho màng tử cung bong thất thường không theo quy tắc, chu kỳ nào cả.

Tắc kinh

Tắc kinh là tình trạng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt lúc có, lúc ngừng nghĩa là đang có máu kinh, tự dưng lại mất sau đó lại có trở lại.

Khi phát hiện bản thân bị kinh nguyệt thất thường như các triệu chứng trên, các bạn nữ cần đến ngay cơ sở y tế có chất lượng, uy tín tốt để được các y bác sỹ, chuyên gia giỏi thăm khám và có lời khuyên kịp thời. Vì tối loạn kinh nguyệt không đơn giản chỉ làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày của chị em mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của các chị em.

Tác hại của rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt gây hại cho sức khỏe sinh sản

Sức khỏe sinh sản của người phụ nữ có kinh nguyệt không đều sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí là mất đi khả năng sinh sản vĩnh viễn. Bởi vì, kinh nguyệt bất thường kéo theo quá trình rụng trứng bất thường, không thể xác định được thời điểm rụng trứng nên rất khó thụ thai. Hoặc là, các bệnh phụ khoa nghiêm trọng gây tình trạng kinh nguyệt bất thường làm cho quá trình rụng trứng bất thường, hoặc làm hỏng toàn bộ 2 bên buồng trứng dẫn tới vô sinh ở nữ.

Kinh nguyệt bất thường dẫn tới sự rối loạn sinh lý trong cơ thể người phụ nữ, đồng thời kéo theo sự rối loạn trong đời sống sinh hoạt. Mọi hoạt động sinh hoạt đều trở nên khó khăn, gặp phải trở ngại, nhất là hoạt động tình dục.

Kinh nguyệt thất thường tổn hại tới tinh thần

Ngoài ra, kinh nguyệt bất thường có thể gây ra những rối loạn tinh thần cho người phụ nữ, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt yếu tố tâm lý tiêu cực như căng thẳng, lo lắng, bồn chồn, chán nản...

Trên đây là những kiến thức cơ bản về kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, được cung cấp bởi chuyên gia phòng khám phụ khoa của Hưng Thịnh. Nếu các bạn có những thắc mắc liên quan hoặc gặp phải bất cứ vấn đề sức khỏe cần sự hỗ trợ, tư vấn của chuyên gia thì hãy gọi theo số 0394 976 999 / 0386 977 199. Hoặc trực tiếp tới địa chỉ của phòng khám tại Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để thăm khám và điều trị tất cả những vấn đề bất thường liên quan tới kinh nguyệt.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Hưng Thịnh

Địa chỉ: Số 380 - Xã Đàn - Đống Đa - Hà Nội

Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn miễn phí!

Đánh giá: 
Rối loạn kinh nguyệt
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  241 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Bị rong kinh ra máu đen phải làm sao? Bị rong kinh ra máu đen phải làm sao?
    Bị rong kinh ra máu đen phải làm sao? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều bạn nữ khi có hiện tượng rong kinh ra máu đen. Để giải đáp các thắc mắc của độc giả, sau đây chúng tối s
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt có mùi hôi tanh phải làm sao? Kinh nguyệt có mùi hôi tanh phải làm sao?
    Hỏi: Xin chào các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, Em năm nay 23 tuổi. Không hiểu sao gần đây cháu thấy kinh nguyệt mùi hôi tanh rất khó chịu. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt em rất ngại gặp người khác...
    Xem chi tiết
  • Cách chữa rối loạn kinh nguyệt Cách chữa rối loạn kinh nguyệt
    Cách chữa rối loạn kinh nguyệt Trong bài viết cách chữa rối loạn kinh nguyệt này, chúng tôi muốn gửi tới một số cách thường dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt mà trong y học thường sử...
    Xem chi tiết
  • Rối loạn kinh nguyệt sau sinh Rối loạn kinh nguyệt sau sinh
    Rối loạn kinh nguyệt sau sinh Nhiều chị em rơi vào trạng thái tâm lý bất an do bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh không những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt,...
    Xem chi tiết
  • Kinh nguyệt sau khi sinh ở phụ nữ Kinh nguyệt sau khi sinh ở phụ nữ
    Kinh nguyệt sau sinh Dấu hiệu có kinh nguyệt Nhận biết dấu hiệu sắp có kinh nguyệt là điều rất cần thiết bởi điều này không những giúp chị em có sự chuẩn bị những vật dụng cần thiết...
    Xem chi tiết
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều ở phụ nữ Chu kỳ kinh nguyệt không đều ở phụ nữ
    Chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì? Chu kì kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Những bất thường của chu kì kinh nguyệt liên tác động xấu đến khả năng sinh...
    Xem chi tiết